Bảo tồn Chà_vá_chân_xám

Chà vá chân xám nằm trong danh sách các loài cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của IUCN[12]. Đây là một trong "25 Loài Linh trưởng bị đe dọa nhất Thế giới".[2]

Săn bắn là mỗi đe dọa chính đối với Chà vá chân xám. Chúng bị săn bắn để lấy thịt phục vụ các quán nhậu và dùng cho mục đích chữa bệnh. Xương của chúng thường dùng để nấu cao vì người ta nghĩ nó có thể cải thiện xương khớp và bệnh thận. Cao khỉ cũng được cho rằng có thể chữa biếng ăn, mất ngủ cà thiếu máu. Chà vá chân xám thường bị bắt đem đi bán. Con được bị giết còn con non được bán làm thú cảnh. Chiến tranh Việt Nam cũng có ảnh hưởng đến đến sự suy giảm số lượng loài này. Binh sĩ thường lấy khỉ làm mục tiêu nhắm bắn. Phá rừng và ngăn cách môi trường sống cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng. Đã có những điều luật ngăn chặn phá rừng, môi trường sống của chúng và cấm săn bắn nhưng những điều luật này lại không được thi hành hiệu quả[13], điều này có thể đang dần thay đổi.[14]

Nghiên cứu đang được tiến hành nhằm tìm hiểu sâu hơn về phân bố, phân loài và tập tính của chà vá chân xám. Những nghiên cứu đó sẽ hỗ trợ các chuyên ra tìm ra giải pháp để bảo tồn loài động vật này. Một nghiên cứu dài hạn ở tỉnh Gia Lai đang được triển khai với vai trò là một phần của chương trình Bảo tồn Linh trưởng Việt Nam của Frankfurt Zoological Society. Frankfurt Zoological Society cũng phối hợp làm việc với Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Endangered Primate Rescue Center để cùng thúc đẩy Chương trình sinh sản trong môi trường nuôi nhốt.[15]

Mùng 3 tháng 7 năm 2007, có thông cáo cho thấy WWFTổ chức Bảo tồn Quốc tế đã giám sát ít nhất 116 con tại miền trung Việt Nam, làm tăng cơ hội sống sót của chúng.[16]

Mùng 3 tháng 3 năm 2016, Tiến sĩ Benjamin Rawson, Giám đốc Tổ chức Động Thực vật Hoang dã Quốc tế Fauna & Flora International Chương trình tại VIệt Nam đã công bố việc phát hiện quần thể 500 cá thể chà vá chân xám tại Tây Nguyên Việt Nam.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chà_vá_chân_xám http://news.yahoo.com/s/nm/20070703/sc_nm/vietnam_... http://pin.primate.wisc.edu/factsheets/links/pygat... http://www.ieaitaly.org/samd/ http://www.iucnredlist.org/apps/redlist/details/39... http://www.iucnredlist.org/details/39827 http://www.wildlifeatrisk.org/index.php?id=14&subi... http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-18923533 http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/VanHoa-... http://vietnamnews.vn/society/283188/vietnamese-pr... https://web.archive.org/web/20070708225332/http://...